Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Điều Trị Mụn Và Các Giai Đoạn Trong Điều Trị Mụn

Mụn là một tình trạng xuất hiện phổ biến của rất nhiều người. Vấn đề da này đặc biệt được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi chúng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của làn da. Do đó, điều trị mụn bằng cách nào? Đâu là phương pháp điều trị mụn an toàn, hiệu quả nhất? Các giai đoạn trị mụn bào gồm những gì? Cùng tìm hiểu

Tìm Hiểu Các Giai Đoạn Trị Mụn

1. Các nguyên nhân hình thành mụn

Thông thường, mụn được hình thành chủ yếu do hai nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân đến từ bên trong:

  • Do thay đổi nội tiết tố: các thời kỳ dậy thì, giai đoạn mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh,… hoặc các rối loạn nội tiết tố do những thay đổi về sức khỏe, ảnh hưởng bởi stress kéo dài.
  • Do di truyền.

Nguyên nhân đến từ bên ngoài:

  • Do ảnh hưởng lớn bởi các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Không làm sạch da đúng cách.
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
  • Do nguồn nước không đảm bảo.
  • Do bị kích ứng bởi các mỹ phẩm chăm sóc da hằng ngày.
Khi gặp điều kiện thuận lợi, mụn sẽ nhanh chóng xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần hiểu được nguyên nhân hình thành mụn và giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân cụ thể nhất, để có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Điều này cũng hỗ trợ quá trình điều trị mụn diễn ra nhanh chóng và hạn chế mụn tái phát.
+ Note: Trị Mụn Trong Bao Lâu Là Xong

2. Các giai đoạn phát triển của mụn

Mụn có vòng đời hình thành và phát triển theo từng giai đoạn cụ thể. Chúng sẽ tiến triển từng giai đoạn từ nhẹ tới nặng chứ không đơn thuần ào ào mọc lên rồi lại lặn xuống như nhiều người tưởng tượng. Thông thường, một nốt mụn kể từ khi hình thành đến khi biến mất sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển. Cụ thể như sau:
  • Giai đoạn 1: Mụn đầu trắng
các giai đoạn trị mụn
Mụn đầu trắng hình thành do sự tắc nghẽn lỗ chân lông (dầu nhờn, bụi bẩn, tế bào chết trên da gây ra). Lúc này mụn sờ vào không đau, kích thước cũng nhỏ, có thể nặn và chữa lành.
  • Giai đoạn 2: Chuyển sang mụn đầu đen
Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen là vì lỗ chân lông bị hở, mở miệng dẫn đến oxy hóa, làm chuyển đầu mụn trắng sang đen. Mụn lúc này vẫn còn nhỏ, không đau nhức và có thể nặn được.
  • Giai đoạn 3: Chuyển sang mụn viêm đỏ
các giai đoạn trị mụn
Mụn viêm hình thành khi các vi khuẩn trong mụn đầu đen hoành hành. Biểu hiện rõ rệt nhất là mụn nổi to lên trên bề mặt da, sờ vào thấy nhức và vùng da mụn hơi sưng đỏ. Lúc này không thể nặn mụn được, cần có phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp với việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho da.
  • Giai đoạn 4: Chuyển sang mụn mủ, mụn bọc
Đây là giai đoạn trầm trọng trong các bước phát triển của mụn. Các vết sưng thường có nhiều mủ màu trắng hoặc vàng bên trong nên nhìn khá to. Khi bị mụn ở giai đoạn nặng, tuyệt đối không tự ý nặn mà cần phối hợp nhiều cách điều trị khác nhau, để ngăn mụn chuyển biến thành sẹo thâm, sẹo rỗ sau khi bị vỡ.

Cách điều trị mụn như thế nào cho từng giai đoạn?

Tại Miss Tram, với từng giai đoạn mụn sẽ có kế hoạch điều trị riêng biệt: 
  • Đối với giai đoạn mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, các chuyên viên sẽ tiến hành lấy hết nhân mụn và tiến hành liệu trình chăm sóc da chuyên sâu để dưỡng da và loại bỏ mụn hoàn toàn.
  • Đối với giai đoạn mụn ở thể nặng như mụn ẩn sần dưới da, mụn viêm đỏ, mụn mủ, mụn bọc thì kết hợp với các phương pháp điều trị khác nhau như: sử dụng công nghệ trị mụn, liệu trình chăm sóc da, thoa kem và uống thuốc để trị dứt điểm.
+ Note: Những Dưỡng Chất Cần Bổ Sung Trong Quá Trình Trị Mụn

3. Quy trình trị mụn tại Miss Tram

Với mỗi liệu trình trị mụn tại Miss Tram, thông thường khách hàng sẽ được điều trị theo quy trình chuẩn sau:
Bước 1: Thăm khám, soi da và tư vấn tình hình mụn hiện tại.
Bước 2: Tiến hành thải độc tố làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp lấy được nhân mụn dễ dàng.
Bước 3: Lấy những nhân mụn đã đúng thời điểm.
Bước 4: Sử dụng công nghệ điều trị mụn phù hợp. 
Bước 5: Đắp mặt nạ thảo dược đặc trị giúp điều trị và làm lành các vùng da mụn đến tận gốc.
Sau mỗi liệu trình điều trị, chuyên viên Miss Tram sẽ lên lịch hẹn mới cho lộ trình tiếp theo. Kèm theo đó là những lưu ý cho khách khi chăm sóc da tại nhà  để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị mụn.
Các công nghệ trị mụn được sử dụng tại Miss Tram gồm: công nghệ Green Laser/Blue Light, công nghệ Oxy Jet, công nghệ Nano Skin, công nghệ Bio Light. Những công nghệ hiện đại này giúp trị mụn nhanh chóng, điều trị mụn tận gốc từ sâu bên trong và ngăn ngừa mụn hiệu quả. 
+ Note: Hướng Dẫn Xông Hơi Trị Mụn Ẩn Tại Nhà Hiệu Quả
Đặc biệt, Miss Tram còn sở hữu công nghệ kích hoạt vi điểm Laser CO2 Fractional – công nghệ laser CO2 vi phân mới nhất với rất nhiều tính năng thông minh. Không những giải quyết các vấn đề về mụn, công nghệ Laser CO2 Fractional còn mang đến khả năng phục hồi da sau mụn hiệu quả như: phục hồi sẹo rỗ, trị thâm, se khít lỗ chân lông, tái tạo da sáng khỏe và mịn màng hơn.
Với từng tình trạng mụn, các chuyên gia da liễu tại Miss Tram sẽ sử dụng những công nghệ trị mụn khác nhau để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Miss Tram Academy về các giai đoạn trị mụn. Mụn không đột nhiên xuất hiện và cũng không tự nhiên sẽ biến mất. Chúng được hình thành theo từng giai đoạn, thì thế sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu không loại bỏ tận gốc thì các đốm mụn đáng ghét đó sẽ nhanh chóng tái phát và phát triển nặng hơn. Vì vậy, quy trình trị mụn như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. 
Hy vọng bài viết này sẽ có ích với bạn. Chúc bạn luôn thành công!

Nguồn bài viết: https://misstram.edu.vn/tim-hieu-cac-giai-doan-tri-mun-hien-nay/


Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Top 3 cách chăm sóc da nhạy cảm

Làn da nhạy cảm của bạn có bao giờ “nổi loạn” khi bạn sử dụng một sản phẩm mới hay đơn giản là do chà sát lên da? Bạn hãy cùng tìm hiểu các cách chăm sóc da nhạy cảm khoa học và hiệu quả, làm sao để nuông chiều làn da, tránh kích ứng da và giúp làn da bạn khoẻ mạnh hơn nhé.

Kết quả hình ảnh cho Top 3 cách chăm sóc da nhạy cảm

1. Lập danh sách các thành phần mỹ phẩm dễ kích ứng da của riêng mình

Sản phẩm với cái mác “không gây dị ứng và kích ứng với da nhạy cảm” hoặc “dành cho da nhạy cảm” có phải là người bạn tốt của bạn? Không hẳn, và bạn không cần thiết chú tâm vào yếu tố này khi tìm hiểu về các sản phẩm da nhạy cảm cần xài. Lý do là vì tiêu chuẩn “dành cho da nhạy cảm” chỉ ở mức tương đối thôi, nên không hẳn là phù hợp với cơ địa của tất cả mọi người có làn da nhạy cảm theo nhiều kiểu khác nhau. Để đạt được kết quả tốt khi chọn mua sản phẩm, bạn nên ghi nhớ những thành phần mỹ phẩm nào dễ làm da bạn bị kích ứng qua kinh nghiệm cá nhân để tránh, chứ không nên dựa vào quảng cáo một cách mù quáng.  Hãy làm chủ bản thân bằng cách làm chủ kiến thức bạn nhé.  Như vậy bạn mới có thể lựa chọn cho bản thân một sản phẩm phù hợp với cơ địa làn da đặc biệt của chính mình.
2. Quy trình chăm sóc da nhạy cảm vào buổi tối
Kết quả hình ảnh cho Top 3 cách chăm sóc da nhạy cảm

Bước 1: Làm sạch

Từ khóa của bước này là DỊU NHẸ. Bạn cần chọn cho mình sản phẩm tẩy trang và rửa mặt dịu nhẹ cho da.
Với sản phẩm tẩy trang, nên chọn những sản phẩm không chứa chất tạo mùi (fragrance), phthalates, các chất tẩy rửa bề mặt (sulfate), cồn…
Với sữa rửa mặt, bạn cũng nên chọn những sản phẩm với chú ý tương tự như tẩy trang, điều cần nhớ khi chọn sữa rửa mặt là không chọn những sản phẩm khiến da bị khô, căng sau khi rửa, vì đó là những sản phẩm có độ pH cao hơn độ pH tự nhiên của da. Nên tìm hiểu về độ pH của sản phẩm trước khi mua sữa rửa mặt là chỉ nên chọn những loại có pH từ 5.0-6.5 nhé.

Bước 2: Toner – nước cân bằng da

Cân bằng pH tự nhiên của da là điều quan trọng và là chìa khóa khi chăm sóc da nhạy cảm. Nên chọn những loại toner mà bảng thành phần không chứa những chất sau: alcohol, acids, fragrances, sodium hay ammonium lauryl sulfate… Thay vào đó, bạn nên chọn những loại toner mang tính cấp ẩm và cân bằng độ PH cho da.
Với làn da rất nhạy cảm và đang bị kích ứng, bạn có thể dùng xịt khoáng thay cho toner để làm dịu da sau bước làm sạch

Bước 3: Serum

Bạn vẫn có thể sử dụng các loại serum có chứa các chất chống oxi hoá hay thậm chí cả retinols tuy nhiên, hãy tập cho da bạn quen dần với các loại serum này. Bạn có thể bắt đầu sử dụng cách 2 ngày 1 lần và tăng dần tần suất sử dụng lên khi da đã quen và thích nghi với sản phẩm. Hãy ưu tiên các loại serum có chức năng tăng cường sức đề kháng của da hay làm dịu da.
Nếu da đang kích ứng hay ở tình trạng quá nhạy cảm, hãy bỏ qua bước này.

Bước 4: Dưỡng ẩm

Tùy thuộc vào da bạn là da khô nhạy cảm, da dầu nhạy cảm hay da hỗn hợp mà chọn những sản phẩm dưỡng ẩm và số lượng các bước dưỡng ẩm phù hợp.
Cần xác định loại da để chọn những kết cấu sản phẩm phù hợp (để tránh làm da quá khô do thiếu nước hoặc quá dầu gây bí da), sau khi chọn được kết cấu sản phẩm, bạn sẽ cần chú ý đến các thành phần có thể làm da kích ứng để tránh thật xa ra nhé.
Với da dầu nhạy cảm, bạn không nên khiến da bị dầu thêm và khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, hãy chọn những sản phẩm dạng lotion hay gel có kết cấu mỏng, nhẹ và thấm nhanh vào da.
Với da khô nhạy cảm, bạn cần chú ý dưỡng đủ ẩm cho da bằng cách chọn những sản phẩm dạng kem để cung cấp đủ độ ẩm và làm mềm da.
Sau khi chọn được kết cấu sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp, bạn cần chú ý vào bảng thành phần để tránh lựa chọn những thành phần như fragrances, alcohol, retinoids, AHA, BHA,… dễ gây kích ứng da.
3. Gợi Ý Công Thức Mặt Nạ Thải Độc Cho Da Nhạy Cảm
Trong nha đam (lô hội) chứa nhiều loại vitamin với hàm lượng cao như vitamin A, vitamin C, vitamin E và một phần vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12). Chưa kể với thành phần giàu ligin và khoáng chất, loại cây này sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu dưới da, thu hút sự tập trung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tế bào biểu bì, làm mịn da, chống lại các dấu hiệu lão hóa cũng như loại bỏ độc tố hiệu quả.
Nha đam còn chứa thêm hợp chất axit salicylic sẽ giúp chống viêm và kháng khuẩn dịu nhẹ cho da. Nhờ đó, làn da đang gặp kích ứng sẽ được xoa dịu nhanh chóng.mặt nạ thải độc cho da nhạy cảm từ nha đam
Công thức thải độc này áp dụng vô cùng đơn giản như sau:
Bạn chuẩn bị một bẹ nha đam, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi rửa qua với nước sạch. Tiếp đến bạn cắt nha đam thành lát mỏng và đắp lên mặt. Cho người đắp nằm yên thư giãn khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại mặt với nước.
Lưu ý nha đam khi dùng đắp mặt nạ phải gọt bỏ kỹ phần vỏ xanh vì nó có thể chứa chất gây kích ứng, khiến da mặt bị ngứa hay mẩn đỏ.
Xem chi tiết các công thức làm mặt nạ cho da nhạy cảm tại: https://misstram.edu.vn/goi-y-cong-thuc-mat-na-thai-doc-cho-da-nhay-cam/

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Điểm danh các yếu tố tác động đến sức khỏe da của bạn

Làn da chịu tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau. Chính vì lẽ đó mà để bảo vệ sức khỏe da thì bạn cần hiểu rõ các nhân tố tác động lên da như thế nào?
Miss Tram Academy thường được nghe các bạn than phiền rằng: Tại sao các bạn chăm sóc da rất kỹ, thế nhưng vẫn không có được một làn da mịn màng như những bạn khác. Có lẽ thắc mắc này sẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người, vì vậy hôm nay Miss Tram Academy muốn chia sẻ đến các bạn bài viết về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, để từ đó bạn có thể có được những cách chăm sóc da phù hợp nhất tại nhà.
Ngoài ra, đây cũng là kiến thức cơ bản mà các KTV Chăm sóc da cho spa cần nắm rõ, để thực hiện chăm sóc da mặt cho khách hàng được tốt hơn nhé!
yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe làn da

Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Làn Da Cần Phải Biết

Sức khỏe làn da bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Khi làn da có được một sức khỏe tốt, nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài những đặc điểm như da láng mịn, căng bóng và hồng hào. Ngược lại, da sẽ trở nên xám xịt, nhiều khuyết điểm như mụn, nếp nhăn, khô,… Có những yếu tố bạn không thể can thiệp được nhưng vẫn có nhiều yếu tố có thể khắc phục, cải thiện để làn da có một sức khỏe tốt nhất.

Những yếu tố ảnh hưởng từ bên trong

1. Di truyền

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến làn da chính là yếu tố di truyền. Nó sẽ quyết định loại da mà bạn sở hữu, ví dụ như da dầu, da khô, da hỗn hợp,… và ảnh hưởng đến tình trạng của da. Một số vấn đề của da gây nên bởi di truyền như viêm da cơ địa, vẩy cá,… Những người được sinh ra với bộ gen thiếu hụt Filaggrin (một loại protein được tìm thấy ở da) thì có làn da với hàng rào chức năng yếu và có xu hướng da nhạy cảm và dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. 
Ngoài ra, di truyền còn quyết định đến thời gian lão hóa sinh học của da. Nếu lão hóa sớm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài thì lão hóa sinh học lại được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Việc xác định những vấn đề về da do di truyền có thể giúp bạn tìm được cách chăm sóc và phòng ngừa các tác động từ bên ngoài để có một làn da tốt hơn.

2. Hormone

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến sự thay đổi hormone dẫn đến xuất hiện các vấn đề về da. Khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, làn da sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định như gây nên mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì, hormone làm tăng sắc tố dẫn đến hình thành nám ở thời kỳ mang thai, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể thiếu hụt hormone estrogen dẫn đến mất cân bằng độ ẩm, thay đổi cấu trúc da và gây nên tình trạng teo da,…
Với những thay đổi về hormone, bạn không thể khắc phục một cách triệt để mà chỉ có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc da nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của nó lên da.

3. Tuổi tác

Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Khi càng lớn tuổi, khả năng hấp thụ dưỡng chất của da dần yếu đi, cơ thể không tự tổng hợp những chất cần thiết duy trì sức sống cho da như collagen khiến các mô liên kết bị đứt gãy, hình thành nên nếp nhăn,… 

Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài

1. Môi trường và khí hậu

Yếu tố đầu tiên có tác động rất lớn đến sức khỏe làn da chính là môi trường và khí hậu. Những yếu tố thuộc về môi trường có sự ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến các tia UV. Tia UV sẽ tạo nên các gốc tự do phá hủy các tế bào, khiến lớp bảo vệ da bị suy yếu và phá vỡ, khiến da gặp phải các vấn đề khác nhau như mụn, sạm, nám, lão hóa và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, không khí bị ô nhiễm chứa các chất có hại khiến làn da bị bít tắc, hình thành nên mụn, làn da cũng dần trở nên yếu đi và dễ kích ứng.
Khí hậu cũng có những ảnh hưởng nhất định, khi thay đổi nhiệt độ, làn da sẽ bật chế độ tự vệ để bảo vệ. Tuy nhiên, chính những điều này khiến sức khỏe làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Da có thể khô đi khi trời lạnh, tiết dầu và nổi mụn khi trời nóng.

2. Cách chăm sóc da

Những cách chăm sóc da cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Nếu chăm sóc đúng cách, da có thể có một sức khỏe tốt, da mịn màng, trắng sáng và hạn chế những vấn đề thường gặp. Còn nếu không, da sẽ dần trở nên yếu đi, nhạy cảm hơn và các vấn đề cũng vì thế mà xuất hiện. 
Một số phương pháp chăm sóc da sai cách có thể kể đến như không tẩy trang, rửa sạch mặt vào cuối ngày, không sử dụng kem chống nắng hàng ngày, sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây dị ứng,…

3. Chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt không hợp lý, khoa học có thể khiến làn da xuống sắc rất nhanh chóng. Thức khuya chính là nguyên nhân hàng đầu khiến da lão hóa, hình thành mụn, nếp nhăn. Nên ngủ đúng giờ, đúng giấc cũng như thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, tránh stress, căng thẳng để có làn da đẹp.

4. Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng có quyết định rất lớn đến sức khỏe làn da. Nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làn da sẽ trở nên hồng hào, láng mịn hơn. Cho nên, hãy bổ sung đầy đủ nước, chất dinh dưỡng bằng cách ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, trong đó rau xanh, hoa quả, trái cây,… là những loại nên bổ sung thường xuyên. Và hạn chế đồ ngọt, cay nóng, chất kích thích,…
Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe làn da sẽ giúp bạn đưa ra những phương pháp chăm sóc, phòng ngừa phù hợp. Với những yếu tố được kể trên, bạn hãy kiểm tra và xác định đâu là nguyên nhân thực sự gây nên các vấn đề cho da và đưa ra phương pháp phù hợp. Chúc bạn sẽ có được làn da đẹp như mong muốn.
Nguồn: https://misstram.edu.vn/07-yeu-to-anh-huong-den-suc-khoe-lan-da/

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Tài liệu tiếng Anh giao tiếp nghành Thẩm Mỹ, Spa, Nail cho học viên

Đối với những ai làm việc trong ngành thẩm mỹ, spa, nail thì việc biết được nhiều từ ngữ tiếng anh chuyên ngành sẽ rất có lợi thế cho mình trong quá tình hoạt động.

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh giao tiếp nghành Thẩm Mỹ, Spa, Nail cho bạn.

  • 1.       Abdominal liposuction : Hút mỡ bụng
  • 2.       Ablative : bóc tách
  • 3.       Acne : Mụn
  • 4.       Aesthetic : Thẩm mỹ
  • 5.       antiwrinkle : tẩy nếp năn
  • 6.       Arm liposuction : Hút mỡ tay
  • 7.       around /ə’raund/: móng tròn trên đầu móng
  • 8.       back : lưng
  • 9.       Back liposuction : Hút mỡ lưng
  • 10.    back pain/ backache : đau lưng
  • 11.    Beautify : Làm đẹp
  • 12.    Beauty salon : Thẩm mỹ viện
  • 13.    Body contouring : Chống chảy xệ body
  • 14.    Body shaping : Dáng
  • 15.    Body sliming : Giảm béo toàn thân
  • 16.    Breast enhancement : nâng ngực
  • 17.    buff /bʌf/: đánh bóng móng
  • 18.    Buttocks liposuction : Hút mỡ mông
  • 19.    candle : ngọn nến
  • 20.    Chin face V line : độn cằm vline
  • 21.    cleansing milk/ cleanser : sữa rữa mặt
  • 22.    Cosmetic : Thẩm mỹ
  • 23.    Cosmetic Surgery : Phẩu thuật thẩm mỹ.
  • 24.    cut down /kʌt daun/: cắt ngắn
  • 25.    Cut eyes : Cắt mắt
  • 26.    cuticle cream: kem làm mềm da
  • 27.    cuticle nipper: kềm
  • 28.    cuticle pusher: sủi da (dùng để đẩy phần da dày bám trên móng, để việc cắt da được dễ dàng và nhanh chóng)
  • 29.    Dermatology : Da liễu
  • 30.    Do pink vagina : Làm hồng âm đạo
  • 31.    drandruff : gàu
  • 32.    dry skin : da bị khô
  • 33.    emery board: tấm bìa cứng phủ bột mài, dùng để giũa móng tay
  • 34.    Face contouring : Chống chảy xệ mặt
  • 35.    Facelift : Căng da mặt
  • 36.    Facial liposuction : Hút mỡ mặt
  • 37.    Fat reduction : Giảm béo
  • 38.    Fat Transplant : Cấy mỡ
  • 39.    foot/ hand massage : xoa bóp thư giãn tay/ chân
  • 40.    freckle: tàn nhan
  • 41.    Frenectomy : giải phẫu
  • 42.    Gingivectomy : cắt đốt
  • 43.    Hair removal : Triệt lông
  • 44.    heel : gót chân
  • 45.    Hyper sensitivity : độ nhạy cao
  • 46.    Liposuction : Hút mỡ
  • 47.    Liposuction eye puffiness : Hút mỡ bọng mắt
  • 48.    manicure /’mænikjuə/: làm móng tay
  • 49.    nail /neil/: móng tay
  • 50.    nail art / neil ɑ:t/, nail design / neil di’zain/: vẽ móng
  • 51.    nail brush: bàn chải chà móng
  • 52.    nail file: dũa móng tay
  • 53.    nail polish remover: tẩy sơn móng tay
  • 54.    Non Ablative : Không bóc tách
  • 55.    Nonsurgical : Nội khoa
  • 56.    oily skin : da bị nhờn
  • 57.    Orthopedic surgery : Phẩu thuật chỉnh hình
  • 58.    oval /’ouvəl/: cũng là móng tròn nhưng hơi nhọn hơn around
  • 59.    pedicure /’pedikjuə/: làm móng chân
  • 60.    Pigmented : Sắc tố
  • 61.    Plastic surgery : Phẩu thuật tạo hình
  • 62.    point /pɔint/: giống oval
  • 63.    polish change /’pouliʃ tʃeindʤ/: đổi nước sơn
  • 64.    Pores : lỗ chân lông
  • 65.    Psoriasis : Bệnh vảy nến
  • 66.    Raising the nose : nâng mũi
  • 67.    Reconstructive surgery : Phẩu thuật phục hồi
  • 68.    rock/ stone : đá
  • 69.    Scar : Sẹo
  • 70.    scrub : tẩy tế bào chết
  • 71.    Sebum : bã nhờn
  • 72.    serum : huyết thanh chăm sóc
  • 73.    shape /ʃeip/: hình dáng của móng
  • 74.    skin care : chăm sóc da
  • 75.    Skin cleaning : Làm sạch da
  • 76.    Skin peeling : Lột da chết , tẩy da chết sâu
  • 77.    skin pigmentation : da bị nám
  • 78.    Skin Tightening : Làm căng da
  • 79.    Skin Toning : Cải thiện màu da
  • 80.    Skin treatment : điều trị da
  • 81.    Stretch Marks : Rạn da
  • 82.    Stretch the neck skin : Căng da cổ
  • 83.    Stretch the skin : Căng da
  • 84.    Surgery : Phẩu thuật
  • 85.    Tattoo Removal : Xóa xăm
  • 86.    Theraphy : Trị liệu
  • 87.    Thigh liposuction : Hút mỡ đùi
  • 88.    toe nail /’touneil/: móng chân
  • 89.    Trim face : Gọt mặt
  • 90.    Trim Maxillofacial : Gọt xương hàm
  • 91.    Trim the Chin : Gọt cằm
  • 92.    Vaginal Rejuvenation : Trẻ hóa âm đạo
  • 93.    Vaginal Tightening : Se khít âm đạo
  • 94.    Varicose veins : suy tĩnh mạch
  • 95.    Vascular : Mao mạch
  • 96.    Vascular Lesions : Thiếu máu
  • 97.    Weight loss : Giảm cân
  • 98.    wrinkle : nếp nhăn
  • 99.    Wrinkle improverment : Xóa nhăn

Về những mẫu câu, bạn chỉ cần học 10 câu đây là tạm sử dụng được đối với những liệu trình đơn giản:

  • Would you like to foot massage or body massage?  – Bạn muốn xoa bóp thư giãn chân hay toàn thân?
  • The foot massage cost is 10USD.  – Thư giãn chân có giá là 10 đô la
  • Please turn off the air conditioner. – Làm ơn tắt máy lạnh dùm
  • Please turn on the music.  – Vui lòng bật nhạc
  • Please sit down here and enjoy the massage – Hãy ngồi xuống đây và tận hưởng dịch vụ thư giãn
  • Do you have an appoitment?  – Bạn có hẹn lịch trước không
  • Did you book before you come here? – Bạn có đặt trước chỗ khi bạn tới đây không
  •  All of our skincare cream is Super Star’s product – Tất cả các mỹ phẫm dưỡng da của chúng tôi đề là sản phẩm của Super Star.
  • Let’s go take a bath – Bạn hãy đi tắm lại cho sạch.
  • After the course of treatment, your skin will be brighter, smoother, and fewer wrinkles. – Sau quá trình điều trị da bạn sẽ sáng hơn, ít nếp nhăn hơn và mềm mại hơn.

Từ vựng về massage:

  • 1. Supine /sju:’pain/ : nằm ngửa
  • 2. Prone /prone/ : nằm sóng soài
  • 3. Edema /i:’di:mə/ : chứng phù
  • 4. Ischemia /is’ki:miə/ : chứng thiếu máu cục bộ
  • 5. Manipulation /mə,nipju’leiʃn/ : sự vận dụng bằng tay
  • 6. Palpation /pæl’peiʃn/ : sự sờ nắn
  • 7. Safe Touch /seif tʌtʃ/ : tiếp xúc an toàn
  • 8. Back /bæk/: lưng
  • 9. Backache /ˈbækeɪk/ : đau lưng
  • 10.Cuticle cream/’kju:tikl kri:m/ : kem làm mềm da
  • 11. Foot/ hand massage /fʊt/hænd ‘mæsɑ:ʤ/ : xoa bóp thư giãn tay/ chân

Trao đổi với khách hàng:

  • How may I help you? – Tôi có thể giúp gì cho quý khách?
  • Here is our menu. What kind of massage would you like? – Đây là menu. Quý khách muốn loại massage gì?
  • Are you taking any medications that may be a contraindication to massage? – Quý khách có dùng loại thuốc nào chống chỉ định xoa bóp không?
  • Do you have any allergies? – Quý khách có dị ứng gì không?
  • Would you like to have a body massage? – Quý khách muốn mát xa toàn thân phải không?
  • Would you like to have a foot massage? – Quý khách muốn mát xa bàn chân phải không?
  • Do you like (to have) foot massages? – Quý khách có muốn mát xa chân không?
  • How many hours of massage would you like? – Quý khách muốn mát xa bao nhiêu giờ?
  • We have one hour and two hours services. Which one do you like? – Chúng tôi có dịch vụ mát xa 1 giờ và 2 giờ. Quý khách muốn dịch vụ nào?
  • Two hours will be great for me. – 2 giờ là tuyệt với tôi rồi.
  • Please change your clothes. – Làm ơn thay đồ của quý khách đi.
  • Do you have any problems with any part of your body? – Quý khách có vấn đề gì trên cơ thể không?
  • Do you have any medical condition? – Quý khách có đang chữa bệnh gì không?
  • Have you taken any medicine today? – Quý khách có uống thuốc gì hôm nay không?
  • Are you on medication? – Quý khách có đang điều trị bệnh gì không?
  • Do you have any disease? – Quý khách có bị bệnh không?
  • What are your treatment goals? – Mục đích điều trị của quý khách là gì?
  • Have you been to a massage therapist before? – Quý khách đã từng đi mát xa chưa?
  • Come this way please. Take off your shoes. – Đi lối này. Làm ơn cởi giày của quý khách ra.
  • Keep your belongings with you, please. – Làm ơn giữ đồ đạc bên cạnh quý khách.
  • Change your clothes over here, please. – Làm ơn thay đồ đăng kia ở đằng kia.
  • Wash your feet, please. – Quý khách rửa chân đi ạ.
  • Remove your watch, please. – Làm ơn, cởi đồng hồ ra.
  • You may cover yourself with the top sheet. – Quý khách có thể che người với cái khăn trên cùng.
  • I’ll return when you say you’re ready. – Tôi sẽ trở lại khi quý khách đã sẵn sàng.
  • Is it ok to begin? – Bắt đầu được chưa?
  • We’ll begin. – Chúng ta sẽ bắt đầu.
  • Can you show me if there is any area on your body that hurts? On a scale from 1 to 10, with 10 being the worst, how bad is your pain?  – Quý khách có thể chỉ cho tôi chỗ nào bị đau trên cơ thể mình không? Mức độ từ 1 đến 10, với 10 là đau nhất, quý khách đau đến mức nào?
  • Are you in pain? Where does it hurt, and how? – Quý khách có bị đau chỗ nào không? Nó ở đâu và mức độ như thế nào?
  • Lie on the massage table, please. – Làm ơn nằm lên bàn mát xa.
  • Face up, please. – Làm ơn nằm ngửa.
  • Face down, please. – Làm ơn nằm sấp.
  • Please lie on your back. – Quý khách hãy nằm ngửa.
  • Please lie on your stomach. – Quý khách hã nằm sấp.
  • Please lie on your left side. – Làm ơn nằm nghiêng bên trái.
  • Please lie on your right side. – Làm ơn nằm nghiên bên phải.
  • Stretch your legs, please. – Làm ơn duỗi chân ra.
  • Spread your legs. – Giang rộng chân ra.
  • Raise your legs. – Nâng chân của quý khách lên.
  • Sit up, please. – Làm ơn ngồi dậy.
  • Raise your arms, please. – Làm ơn nâng 2 tay của quý khách lên.
  • Bend forward, please. – Làm ơn, cúi người về phía trước.
  • Let me have both of your hands. – Đưa cho tôi 2 bàn tay của quý khách.
  • How do you feel? – Quý khách cảm thấy thế nào?
  • Are you comfortable? – Quý khách thấy dễ chịu không?
  • Are you warm enough? – Có đủ ấm không thưa quý khách?
  • Do you need a blanket? – Quý khách có cần cái chăn không?
  • Do you need a pillow for your head/abdomen/legs? – Quý khách có cần gối để gác đầu/bụng/chân không?
  • Please tell me if the pressure hurts and I need to lighten up, ok? – Làm ơn nói cho tôi biết nếu tôi nhấn đau hoặc tôi cần làm mạnh hơn nhé?
  • Please tell me if there is any area that you are uncomfortable working on. – Làm ơn cho tôi biết bất kì chỗ nào quý khách không thấy thoải mái.
  • Please tell me if anything is uncomfortable, ok? – Làm ơn nói cho tôi biết nếu có gì đó không thoải mái nhé?
  • Please remember to breathe normally during the session, and to not hold your breath. – Quý khách nhớ hít thở bình thường trong quá trình trị liệu, và đừng có nín thở.
  • Is this pressure ok? – Lực nhấn thế này được không?
  • Please relax your neck/arm/leg. – Làm ơn thả lỏng cổ/ tay/ chân.
  • Please turn over onto your stomach/side/back. – Làm ơn xoay người nằm sấp/nghiêng/lưng. (khi muốn nói khách đổi tư thế nằm)
  • Is there any area that needs more work? – Quý khách có muốn mát xa chỗ nào nhiều hơn không?
  • I’ve finished the massage. I will go wash my hands.  You may get up and get dressed. I’ll return when you say you are done, ok? – Tôi đã mát xa xong. Tôi sẽ đi rửa tay. Quý khách có thể mặc đồ vào. Tôi sẽ trở lại khi quý khách đã xong được chứ?
  • Is there any area that is painful? – Có chỗ nào đau không?
  • Are you feeling numb now? – Quý khách có thấy tê không?
  • I hope you enjoyed the massage, and that it relaxed you. Thank you for coming in today. Let me know when I can help you again. – Hi vọng quý khách thích và nó giúp quý khách thư giãn. Cảm ơn đã đến đây hôm nay. Cho tôi biết nếu quý khách cần giúp đỡ nhé.

Khách thường nói

  • I’m going to do a massage for relaxation. – Tôi muốn mát xa để thư giãn.
  • How much does it cost for a body massage? – Mát xa toàn thân giá bao nhiêu?
  • How much for an oil massage? – Mát xa dầu bao nhiêu vậy?
  • Can you increase (or decrease) the pressure, please? – Bạn có thể nhấn mạnh (nhẹ) hơn không?
  • How long do you suggest I book my service for? – Tôi nên sử dụng dịch vụ bao lâu?
  • What service is best for what I need? – Dịch vụ nào tốt nhất mà tôi cần?
  • What type of clothing should I wear? – Tôi phải mặc quần áo gì?
  • How am I going to feel tomorrow? – Tôi sẽ cảm thấy thế nào vào ngày mai?
  • What type of massage should I book? – Tôi nên chọn loại mát xa gì nhỉ?
  • What time do you open? – Khi nào chỗ bạn làm việc?

Các tính từ thường dùng để miêu tả trong phòng:

  • Safe: an toàn
  • Clean: sạch sẽ
  • Quiet: yên tĩnh
  • Noisy: ồn ào
  • Convenient: tiện nghi
  • Vacancy: Phòng trống

Các từ vựng khác mà lễ tân thường sử dụng:

  • Brochures: cẩm nang giới thiệu
  • AC: điều hoà nhiệt độ
  • Internet access: truy cập Internet
  • Emergency exit: cửa thoát hiểm
  • Elevator: thang máy
  • Stairs/stairway: cầu thang bộ
  • Credit card: thẻ tín dụng
  • Invoice: hóa đơn
  • Tax: thuế
  • Deposit: tiền đặt cọc
  • Registration form: mẫu đăng ký
  • Commissions: tiền hoa hồng
  • Nguồn: misstram.edu.vn/tieng-anh-giao-tiep-nghanh-tham-my-nail-massage/

About

Tìm kiếm Blog này

Trang

5 Nghề Liên Quan Làm Đẹp Đang Dẫn Đầu Hiện Nay

  5 Nghề Liên Quan Làm Đẹp Đang Dẫn Đầu Hiện Nay  Bạn yêu thích nhóm nghề về làm đẹp. Bạn cần gợi ý để chọn được nghề phù hợp nhất. Hãy tham...